Những câu chuyện tình hay nhất thế giới

Tiếp theo tập “Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống”

Những câu chuyện tình hay nhất thế giới

Tiếp theo tập “Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống”

Những câu chuyện tình hay nhất thế giới

Tiếp theo tập “Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống”

Những câu chuyện tình hay nhất thế giới

Tiếp theo tập “Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống”

Những câu chuyện tình hay nhất thế giới

Tiếp theo tập “Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống”

Hiển thị các bài đăng có nhãn Giai thoại Phật giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giai thoại Phật giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Tiếp nhận cuộc sống

Ngày xưa trong một ngôi làng nhỏ ở Nhật, nơi thiền sư Hakuin sống và hành đạo, có một cô gái trẻ mang thai. Bố mẹ cô gái bắt ép cô phải khai ra người tình, để tránh sự trừng phạt của gia đình, cô gái đã khai đấy là thiền sư Hakuin.
Ông bố của cô gái im lặng không nói gì nhưng đến ngày cô gái sinh ông liền mang đứa bé đến trao cho Hakuin cùng với những lời phỉ báng nhục nhã mà chính bản thân ông cũng đã chịu đựng khi sự việc xảy ra với đứa con gái của ông. Sau khi nghe hết những lời buộc tội, vị tu sĩ chỉ thốt lên: “Thế à?” rồi nhận lấy đứa trẻ sơ sinh.
Kể từ ngày đó, dù có đi đâu, vị tu sĩ luôn quấn đứa bé trong ống tay của chiếc áo choàng nhàu nát, mang đứa bé theo mình. Ngày cũng như đêm, mưa cũng như nắng, vị tu sĩ đến những nhà hàng xóm xin sữa để nuôi đứa bé. Nhiều học trò của ông coi ông là vị thiền sư đổ đốn, hư hỏng và lần lượt từ bỏ ông. Còn Hakuin vẫn lặng lẽ, không nói một lời nào.
Một năm sau, mẹ của đứa bé không chịu nổi cảnh xa con, đã nói sự thật với bố mẹ mình về cha của đứa bé là chàng trai bán cá ngoài chợ. Thế là ông bố của cô gái liền chạy đến Hakuin xin ông tha thứ cho chuyện xảy ra và xin đem đứa bé về. Hakuin cũng chỉ nói: “Thế à?” và trao lại đứa bé.

Đấy là sự tiếp nhận cuộc sống, đấy là sự đồng thuận. Hãy tiếp nhận cuộc đời như vốn có, khi đó, bạn sẽ thoát khỏi những mong muốn và cảm thấy niềm vui mà không cần có nguyên nhân. Khi niềm vui có nguyên nhân thì niềm vui này không được lâu. Nếu niềm vui mà không có bất cứ nguyên nhân nào thì niềm vui này là mãi mãi.


Chỉ đứng thế thôi

Một tín đồ đạo Phật tu theo giáo phái thiền đang đứng trên đỉnh đồi vào buổi sáng sớm một mình. Ông đứng bất động, cô độc, giống như một ngọn đồi. Có ba người trẻ tuổi đi dạo buổi sáng ngang qua. Họ nhìn người đàn ông đi đến những kết luận khác nhau về việc mà người này đang làmMột người nói:
- Tôi biết nhà sư này. Mấy hôm trước ông bị mất một con bò. Giờ ông đứng ở đây, nhìn từ trên đồi để xem nó ở đâu.
Người thứ hai nói:
- Nhưng mà xét theo bộ dạng thì ông không tìm kiếm gì cả. Ông đứng không nhúc nhích, và đôi mắt dường như nhắm lại. Vì vậy, ông không hề tìm kiếm một cái gì. Tôi nghĩ ông ta đã đi bộ buổi sáng với một người bạn, và anh ta đang tụt lại phía sau. Ông chờ người bạn đến.
Và người thứ ba nói:
- Có vẻ như đó không phải là nguyên nhân, bởi vì nếu ai đó đang chờ một người nào đó thì đôi khi anh ta ngoái nhìn xem người bạn có đi hay không. Nhưng ông này đứng yên và không hề ngoái nhìn. Ông ấy không chờ đợi, đấy không phải là điệu bộ của người đang chờ đợi. Tôi nghĩ rằng ông đang cầu nguyện hoặc thiền định.
Mỗi người một ý kiến khác nhau và họ quyết định đến để hỏi người đàn ông này.
Họ đến gần người đàn ông, người đầu tiên lên tiếng hỏi:
- Ông đang tìm bò phải không ông? Con biết rằng mấy hôm trước ông bị mất bò và bây giờ ông đi tìm.
Người đàn ông mở mắt ra và nói:
- Ta không có bất cứ thứ gì, vì vậy không có gì có thể bị mất. Ta không tìm bò hoặc bất cứ điều gì khác.
Người thứ hai hỏi tiếp:
- Thế nghĩa là con đúng. Ông đợi người bạn đang tụt lại phía sau.
Người đàn ông trả lời:
- Ta không có bạn bè và kẻ thù, thì làm sao ta có thể chờ đợi một ai đó? Ta hoàn toàn cô độc, và không ai bị tụt lại phía sau, vì có ai đâu.
Khi đó, người thứ ba nói:
- Thế nghĩa là con đúng, bởi vì không có khả năng nào khác. Con nghĩ rằng ông đang cầu nguyện và thiền định.
Người đàn ông cười:
- Con là đứa ngu ngốc nhất, bởi vì ta không biết một ai, thì ta có thể cầu nguyện ai và ta cũng không có đối tượng để mà đạt đến. Thì làm sao ta có thể thiền định?
Khi đó, cả ba người cùng hỏi:
- Thế ông đang làm gì vậy?
- Ta chỉ đứng thế thôi mà không làm gì cả, - người đàn ông trả lời.





Sư Long Thọ

Long Thọ (Nagarjuna) - một trong những luận sư vĩ đại nhất của Phật giáo có lần đi chu du thiên hạ. Hoàng đế Ấn Độ một người rất hâm mộ sư Long Thọ đã tặng ông một cái chén to bằng vàng để đi khất thực. Cái chén vàng là một vật rất quí giá còn Long Thọ một nhà sư bán khỏa thân.
Một tên trộm đi ngang qua đã không thể tin vào mắt mình: một vật quí giá như vậy lại ở trong tay một người đàn ông nghèo này! tên trộm đã đi theo ông.
Sư Long Thọ dừng lại nghỉ đêm tại một tu viện cũ nát. Tên trộm vui mừng may mắn, và hắn nghĩ:
- Đến đêm, khi ông ta ngủ thiếp đi, ta sẽ đến lấy chén mà không có bất kỳ khó khăn nào.
Và hắn trốn đằng sau một bức tường.
Sư Long Thọ cảm nhận được và hiểu rằng người đàn ông này muốn làm gì. Ông bước ra và nói:
- Ngươi cứ việc đến lấy chén đi để ta có thể ngủ yên. Ta không muốn làm cho ngươi trở thành một tên trộm, vì vậy ta đã suy nghĩ quyết định tặng nó cho ngươi. Đằng nào thì ngươi cũng lấy, vậy thì tại sao lại không tặng nó cho ngươi? Hãy cầm lấy!
Tên trộm không ngờ sự việc lại xảy ra như vậy. Hắn bước đến và cúi đầu dưới bàn chân củaLong Thọ. Ông nói:
- Bây giờ thì ngươi có thể đi được rồi bởi vì ta không còn gì khác. Hãy vui mừng và hãy để cho ta được yên.
Nhưng tên trộm nói:
- Xin chờ con một chút hỡi con người thánh thiện. Con cũng muốn trở thành một người không quyến luyến với vật chất. Ngài làm cho con cảm thấy rất khổ sở. Liệu có một con đường mà con có thể đạt được đỉnh cao của sự giác ngộ?
Sư Long Thọ nói:
- Có, có con đường như vậy!
Tên trộm nói:
- Nhưng Ngài đừng nói với con rằng trước tiên con phải bỏ ăn trộm. Bởi vì con đã từng đến nhiều vị thánh và thần bí, tất cả đều nói: “Trước tiên hãy bỏ ăn trộm”. Con đã cố gắng thử, nhưng con không thể đáp ứng điều kiện này.
Sư Long Thọ nói:
- Rõ một điều, con chưa gặp được một người thần bí thực sự. Con đã gặp những kẻ mà trước đây cũng từng trộm cắp. Nếu không, tại sao một người nào đó lại lo lắng rằng con là một tên trộm? Con cứ việc ăn trộm! Đó không phải là việc của ta. Ta không quan tâm. Chỉ có một điều ta yêu cầu con: hãy đi làm những gì con đang làm, nhưng làm điều đó một cách có ý thức. Đừng làm bất cứ điều gì một cách máy móc. Hãy nhận biết những gì con đang làm.
Tên trộm nói:
- Điều này thì con đồng ý. Con sẽ cố gắng thử.
Sư Long Thọ trả lời:

- Ta sẽ chờ đợi con ở đây, trong tu viện này mười lăm ngày. Con có thể đến đây và cho ta biết tất cả.
Vào ngày thứ mười, tên trộm đến tu viện và nói:
- Ngài giỏi thật! Con đã thử làm và con đã may mắn. Một hôm con lẻn vào một ngôi nhà. Ở đó có rất nhiều của cải. Con nhớ lời đã hứa, nên có sự giác ngộ và con cảm thấy một sự bình tĩnh và một sự thờ ơ làm cho con không muốn ăn cắp, con không thể lấy gì mang theo mình.
Sư Long Thọ nói:
- Đó là những gì con đã hiểu. Bây giờ tất cả mọi thứ phụ thuộc vào sự lựa chọn của con. Con có thể không tiếp nhận sự giác ngộ và vẫn là một tên trộm, hoặc con có thể tiếp nhận sự giác ngộ và trở thành một con người khác. Con cứ việc tiếp tục ăn trộm, nếu con có thể làm điều đó với sự giác ngộ. Thì khi đó ta không còn gì lo lắng cho con nữa.
Tên trộm nói:

- Nhưng điều đó là không thể. Con đã cố gắng thử. Nếu con giác ngộ thì con không thể ăn trộm. Quả thật, Ngài đã bắt gặp con. Con đã không thể từ bỏ được sự giác ngộ này. Con cảm nhận được hương vị của nó. 


Bảy loại vợ

Một hôm Đức Phật đến dự lễ cúng dường ở nhà cư sĩ Tu Đạt Đa giàu có thì nghe tiếng cãi cọ từ nhà dưới vọng lên. Đức Phật hỏi Tu Đạt Đa:
- Có chuyện gì mà người ta ầm ĩ lên thế, giống như bà hàng cá bị mất trộm thúng cá vậy?
Chủ nhà chia sẻ với Đức Phật về nỗi khổ tâm của mình. Ông nói rằng trong nhà có cô con dâu tên là Sujata. Cô dâu là con của một gia đình rất giàu có, cô không nghe lời chồng, không nghe lời bố mẹ chồng và không thích cúng dường.
Đức Phật cho gọi Sujata lên và hỏi:
- Sujata, có bảy loại vợ trên đời này. Đó là vợ như sát nhân, vợ như trộm cướp, vợ như chủ nhân, vợ như người mẹ, vợ như em gái, vợ như người bạn và vợ như người hầu. Con thuộc loại vợ nào, hãy nói cho Như Lai biết.
Sujata quên hết vẻ cao ngạo thường ngày, khiêm tốn trả lời Đức Phật:
- Bạch Đức Thế Tôn, con không hiểu hết ý nghĩa của những lời ngắn gọn như vậy.
- Nghe này, Sujata, nghe rồi hãy nhớ giữ lại trong trái tim của con.
Và Đức Phật bắt đầu mô tả bảy loại vợ, bắt đầu từ người vợ xấu xa nhất, người này ghét bỏ chồng, thông dâm với người khác và thường xuyên làm điều ác với chồng… và kết thúc ở người vợ ngoan hiền nhất, người này giống như một người hầu: luôn luôn làm theo ý chồng, luôn ngoan ngoãn và luôn quan tâm đến những việc làm của chồng.
- Đấy, có bảy loại vợ như thế. Con thuộc loại vợ nào?
- Bạch Đức Thế Tôn, kể từ ngày hôm nay, có thể gọi con là người vợ giống như nàng hầu, luôn ngoan ngoãn nghe theo ý chồng và luôn quan tâm đến những việc làm của chồng.