Đôi mắt
là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Vẻ quyến rũ và sức cuốn hút của đôi mắt phụ
nữ làm cho đàn ông bị chinh phục và sẵn sàng làm tất cả để giành được ánh mắt
đáp lại của người yêu. Nhưng đàn ông, như chúng ta biết, rất hiếm khi nhìn vào
đôi mắt phụ nữ - chi tiết này được ít quan tâm đến nhất. Thật là uổng phí! Vì rằng
nhìn vào đôi mắt người ta có thể biết được không chỉ tính cách mà còn tư chất của
phụ nữ. Các nhà sinh lý học Nhật Bản cho rằng trong đôi mắt của con người không
chỉ có tính cách mà còn quá khứ, hiện tại và tương lai. Bởi thế, nếu bạn có ý định
chon người bạn đời thì trước khi đi đến quyết định cuối cùng – hãy nhìn thật kỹ
đôi mắt của đối tượng.
Người Nhật
có một sự quan sát từ xa xưa cho rằng nếu sự hân hoan trong đôi mắt của phụ nữ
mà chưa chạm đến bờ mi dưới thì những người phụ nữ như vậy có tính gây hấn, hay
cáu giận và rất dẻo dai. Đôi mắt dài với bờ mi rộng, có vẻ như kéo về phía thái
dương là dấu hiệu của sự giàu có trong tương lai. Người có đôi mắt như vậy sẽ
khỏe mạnh và hạnh phúc trong tuổi già.
Đôi mắt
nhỏ có lông mi thưa là của những người tằn tiện, bủn xỉn và láu lỉnh. Những phụ
nữ này rất độc đáo và không hề dại dột nhưng họ có phần quá tinh ranh. Người Nhật
cũng cho rằng khi tiếp xúc với những phụ nữ như vậy cần thận trọng.
Những cô
gái có đôi mắt to tròn, biết nói và sáng sủa là những người hạnh phúc. Cuộc đời
họ có nhiều sự kiện và lắm sự lạ kỳ. Họ nhìn thấy trong tương lai chỉ những điều
tốt đẹp. Những người này có một cuộc sống nhẹ nhàng.
Mắt xanh:
Những đôi mắt có vẻ yếu đuối và dễ bảo. Bạn chớ ảo tưởng! Những cô gái mắt xanh
tuân thủ nguyên tắc “mắt xanh thì không từ chối” nên bạn sẽ không quên được sau
những nụ hôn nhưng bạn đạt được gì thì còn phụ thuộc vào tâm trạng của người ta
nữa.
Mắt nâu:
Đốt lên ngọn lửa khát khao trong nàng không khó nhưng để duy trì được nó thì phức
tạp hơn nhiều. Người mắt nâu rất nhạy cảm nhưng lười nhác. Tuy nhiên, người ta
không đòi hỏi nhiều ở bạn.
Mắt đen:
Những cô gái mắt đen dễ cáu nhưng tính cách tuyệt vời. Nếu như bạn cảm thấy
không thật phong độ thì cũng không cần trì hoãn gặp gỡ. Thứ nhất, những người mắt
đen rất biết cách tằn tiện. Thứ hai, với tất cả vẻ dịu dàng và trí tưởng tượng
phong phú của mình, người ta sẽ làm cho bạn cảm thấy mình là người đàn ông thật
sự.
Ánh mắt, cử chỉ biết nói nhiều
hơn những lời lẽ thông thường. Đôi mắt của phụ nữ là một cuốn sách mở. Chỉ cần
biết cách đọc cho đúng. Nhìn vào đôi mắt không đáy có thể xác định được cảm
giác của phụ nữ khi nói chuyện. Nếu một cô gái đưa mắt nhìn sang phía khác
trong khi vẫn cố gắng để dõi theo ánh mắt của người đàn ông thì không có nghĩa
là cô không quan tâm đến người mà mình đang nói chuyện. Nếu một cô gái trong
lúc trò chuyện mà nhìn xuống chân mình hoặc nhìn bốn phía xung quanh, để ý những
đồ vật trong phòng thì có nghĩa là sự quan tâm của cô đến người đàn ông không
hơn gì cái tủ gương bên cạnh. Nếu phụ nữ trong lúc trò chuyện với đàn ông mà ngẩng
đôi mắt bí ẩn nhìn trời và thường xuyên nhìn những thứ ở bên trên hơn là nhìn
trực tiếp vào người đang nói chuyện thì bạn không nên hy vọng – nàng không hề
có cảm tình.
Trong ánh mắt của phụ nữ người
ta thường xuyên cảm nhận được một sức mạnh phi thường mà không thể nào mô tả được,
vì rằng điều này chỉ cảm nhận được ở mức đọ tâm linh, nhiều hơn những lời tán
dương về sự quan tâm của phụ nữ đối với đàn ông.
Chuyện kể rằng Solon – nhà chính trị, nhà lập pháp, nhà
thơ, một trong bảy nhà thông thái của Hy Lạp cổ đại được vua Croesus của vương
quốc Lydia mời đến thủ đô Sardis.
Croesus nổi tiếng là ông vua giàu có nhất thời bấy giờ.
Solon cứ ngỡ mỗi người gặp trên đường vào cung điện của Croesus là nhà vua vì
những bộ quần áo sang trọng trên người của họ.
Cuối cùng người ta dẫn Solon vào gặp Croesus. Nhà vua ra
lệnh mở những kho châu báu của mình cho Solon xem. Tất cả mọi người đều nghĩ rằng
Solon sẽ lấy làm kinh ngạc. Thế mà Solon tỏ vẻ hờ hững như không có gì.
- Ngươi có biết trên thế gian này còn có ai hạnh phúc hơn
ta? – Croesus hỏi Solon.
- Vâng – Solon trả lời – đó là Tellus, người Athens. Ông
là một người tốt và trung thực đã anh dũng hy sinh trong cuộc đấu tranh vì tổ
quốc. Con cái của ông được ông giáo dục đến nơi đến chốn, họ đều trở thành những
công dân có ích cho xã hội và là những người đáng kính.
Croesus lấy làm ngạc nhiên khi thấy Solon coi trọng một
người Athens bình thường hơn là vị vua của một Vương quốc hùng mạnh. Hy vọng rằng
Solon sẽ nghĩ lại, Croesus hỏi “Thế theo ngươi, ai là người hạnh phúc nhất, sau
Tellus? Nhà vua tin chắc rằng Solon sẽ gọi tên ông. Nhưng thay vì tên Croesus,
Solon đi kể câu chuyện về hai anh em Cleobis và Biton. Mẹ của họ là người tư tế
của nữ thần Hera. Hai chàng trai cường tráng luôn chiến thắng trong các cuộc
tranh tài. Theo tục lệ, những người tư tế của nữ thần Hera trong ngày lễ được
long trọng chở đến đền thờ trên xe ngựa kéo. Một lần không kiếm đâu ra ngựa,
hai chàng trai đã thay ngựa chở mẹ đến đền thờ. Dân chúng ai cũng khen những
người con có hiếu còn bà mẹ thì xin nữ thần Hera ban phước cho họ. Nữ thần đã
thực hiện lời cầu của bà mẹ. Ngay trong đếm hôm ấy hai chàng trai từ giã cõi đời
trong một giấc mơ. Còn gì sung sướng hơn là được chết mà không đau đớn, muộn
phiền lại trên tột cùng của sự vinh quang?!
- Còn ta thì ngươi không coi là một người hạnh phúc?! –
Croesus ngạc nhiên.
- Không biết được – Solon trả lời, ông không muốn nịnh
nhà vua nhưng cũng không muốn làm cho nhà vua giận – Ông trời cho con người
chúng ta một trí tuệ mà không thể nào nhìn thấy trước được điều gì sẽ xảy ra
trong tương lai. Chỉ có thể gọi một người nào đó là hạnh phúc khi người này đã
sống hết cuộc đời mà không biết đến khổ đau và bất hạnh. Còn đi gọi một người
là hạnh phúc khi cuộc đời của người này vẫn còn dài, nghĩa là còn có những bất
ngờ và nguy hiểm phía trước – điều này có khác chi trao vòng nguyện quế cho vận
động viên khi cuộc đua chưa kết thúc.
Nói xong những lời như vậy, Solon bỏ ra về. Ông đã làm
cho vua Croesus giận chứ chẳng giúp cho nhà vua khôn lên được một chút nào. Và
Croesus thời đấy vẫn xem thường Solon – một trong bảy nhà thông thái của Hy Lạp.
Lúc bấy giờ nhà văn ngụ ngôn nổi tiếng Aesop cũng ở
Sardis. Một hôm gặp nhau, Aesop bảo Solon:
- Với vua chúa thì hoặc là không nên trò chuyện với họ hoặc
là chỉ nên khen họ.
- Còn tôi thì nghĩ rằng – Solon trả lời – hoặc là không
trò chuyện gì với họ hoặc là cần nói cho họ biết sự thật.
Những lời của Solon thành ra đúng. Mấy năm sau đó,
Croesus bị thua trong một trận đánh với vua Cyrus của Ba Tư. Croesus bị bắt làm
tù binh và, theo lệnh của Cyrus, bị đem thiêu sống.
Croesus bị trói vào cọc, xung quanh chất đầy củi trước sự
chứng kiến của quan lính Ba Tư và đích thân vua Cyrus. Khi những ngọn lửa bắt đầu
táp ràn rạt vào đống củi, Croesus bỗng kêu to:
- Ôi Solon! Ôi Solon! Ôi Solon!
Vua Ba Tư Cyrus vô cùng ngạc nhiên trước cái tên Solon. Đấy
là người hay thần thánh mà Croesus đã kêu tên ba lần trong phút giây tuyệt vọng,
ông bèn lệnh cho quan lính dập lửa để hỏi xem.
- Đấy là một trong bảy nhà thông thái của Hy Lạp mà tôi
đã mời vào triều nhưng không phải để nghe hay để học hỏi điều gì mà để người
này chiêm ngưỡng lâu đài và tài sản của tôi. Ông ta từng nói với tôi rằng một
khi cuộc đời con người còn dài thì chưa thể gọi người này là người hạnh phúc,
vì rằng không ai có thể biết trước điều gì sẽ xảy ra trong ngày mai.
Và Croesus nói với Cyrus rằng chỉ đến khi bị trói bẻ quặt
tay ra phía sau và xung quanh chất đầy củi ông mới hiểu ra rằng mình đã từng
khoe khoang một cách mù quáng và từng sai lầm coi tài sản là hạnh phúc.
Vua Cyrus của Ba Tư tỏ ra thông minh hơn Croesus, nhìn thấy
linh nghiệm những lời của Solon qua sự việc này nên không chỉ ra lệnh thả
Croesus mà còn tỏ thái độ kính trọng Croesus cho đến hết cuộc đời mình.
Từ đây Solon nổi tiếng: một lời nói đã cứu đời cho một
ông vua và ngăn một ông vua khác không dùng đến sự dã man không cần thiết.
Liệu có không một tình bạn thực sự giữa đàn ông và phụ nữ?Dường
như chỉ những cô cậu đang mài đũng quần trên ghế nhà trường hay hỏi câu này. Bởi
vì họ không hiểu được tình cảm đặc biệt của mình đối với người bạn khác giới.
Tình bạn chăng? Hay là sự phải lòng?
Theo thời gian họ trở thành những người bạn tốt và họ tin tình bạn giữa
cô và cậu, giữa đàn ông và phụ nữ. Họ là những kẻ hạnh phúc nhất đời bởi vì họ
hãy còn chưa nhận thức được qui luật cốt lõi của sự hấp dẫn. Họ hãy còn chưa hiểu
rằng âm thì hút dương, dầu cộng hút dấu trừ. Rằng có nhiều thứ ở đời này dựa
trên sự trao đổi năng lượng, rằng tất cả mọi thứ trong đời đều bổ sung cho nhau
và sự bổ sung này, sự trao đổi năng lượng này là phủ nhận trong so sánh.
Tình bạn giữa đàn ông và phụ nữ là một khái niệm tương đối vì rằng họ
là những sinh vật khác giới và sự hấp dẫn đối với nhau chỉ có thể xảy ra trên
cơ sở của sự cảm tình. Phụ nữ mảnh mai và yếu đuối thì làm sao có thể trở thành
người bạn của đàn ông, vì yếu tố cơ bản của tình bạn là sự giúp đỡ nhau lúc khó
khăn. Mà phụ nữ thì liễu yếu đào tơ làm sao có thể giúp đỡ cho người mà trong
tiềm thức họ coi là người bảo vệ, là trụ cột của gia đình? Còn đàn ông làm sao
có thể nhìn thấy ở phụ nữ một người bạn? Đàn ông trước hết cảm nhận mùi của phụ
nữ, đánh giá vẻ bên ngoài của họ và trong tiềm thức của đàn ông – phụ nữ là đối
tượng của dục tình, là con mái trong đàn. Nếu phụ nữ đẹp ở phương diện này thì
bản năng động vật sẽ chi phối và phụ nữ trở thành con mồi trong mắt đàn ông. Dĩ
nhiên, đàn ông có thể nói về những cái cao thượng, về cái đẹp, coi thường những
cái thấp hèn và tự rằng đó chỉ là tình bạn. Cho đến một ngày…
Có một ngành khoa học gọi là tâm lý quan hệ. Môn này chuyên nghiên cứu
các hình thức khác nhau của những quan hệ con người, kể cả quan hệ thú vị nhất
là tình dục. Đó là những quan hệ bất kỳ giữa đàn ông và phụ nữ miễn là có ý
nghĩa giới tính trong quan hệ. Có nghĩa là ngay cả quan hệ công việc cũng có thể
là quan hệ dục tình nếu như quan niệm con người là nhân viên hay sếp lẫn lộn với
quan niệm của người đó là người đại diện của giới mình – là đàn ông hoặc phụ nữ.
Trên thực tế, đây là hình thái phổ biến nhất của quan hệ công việc giữa đàn ông
và phụ nữ, mặc dù, những đồng nghiệp của hình thái quan hệ này chắc gì đã có ý
định ngủ với nhau. Theo cách nhìn nhận của môn khoa học này thì tình bạn giữa
đàn ông và phụ nữ là một trong những hình thái đầu tiên của quan hệ dục tình.
Dưới
đây là những biểu hiện của tình bạn cùng giới.
- Bạn bè thường xuyên trò chuyện với nhau vì họ có những mối quan tâm
chung. Họ cùng thích một điều gì đó và thích cùng nhau làm một việc gì đó như:
bàn luận về một vấn đề, một bộ phim, thích sưu tập tem, thích đi du lịch vv…
- Bạn bè thì tin tưởng nhau. Họ không giấu nhau một điểm yếu nào đó vì
người này sẽ không nói xấu người
kia. Họ không để ý những món quà nhỏ tặng cho nhau hay uống nước ai trả tiền mấy
bữa.
- Bạn bè thì không coi người này phải có trách nhiệm với người kia.
Không có cảnh một người tổ chức bữa tiệc vui mà người kia nói không thể hoặc
không muốn đến dự.
- Bạn bè thì không ghen tỵ với nhau. Hạnh phúc của người này không trở
thành bất hạnh của người khác. Hơn nữa, bạn bè thì thường là hân hoan một cách
chân thành trước những thành công của nhau.
- Bạn bè thì cảm thấy có một mối liên hệ mật thiết. Bản chất của mối
liên hệ này người ta không giải thích được. Mối liên hệ này giống như mối liên
hệ trong gia đình hay mối liên hệ vợ chồng nhưng không hẳn thế - vẫn có sự khác
nhau.
- Bạn bè thì mỗi người có cuộc đời riêng. Những người yêu nhau lên kế
hoạch cuộc đời mình theo sự tính toán “chung sống”. Bạn bè thì có cuộc đời
riêng nhưng điều này không có nghĩa là họ không thể thỏa thuận với nhau điều
gì.
- Bạn bè thì thường xuyên giữ mối liên hệ. Vì nếu không thì tình bạn sẽ
kết thúc.
Đấy là những nét cổ điển của tình bạn cùng giới. Đấy cũng là thuộc tính
của tình bạn giữa đàn ông và phụ nữ nhưng với một điều kiện: một người hoặc cả
hai muốn nhau nhưng họ luôn giữ được giới hạn. Có vẻ giống như là một thứ tình yêu cao thượng (Platonic
love).
Nhà văn Sergei Chekmaev có viết đại ý rằng khi đàn ông và phụ nữ biết
chính xác rằng giữa họ sẽ không xảy ra điều gì (ngoài tình bạn) thì mối quan hệ
sẽ trở nên đặc biệt tin tưởng. Điều này có nghĩa là tình bạn khác giới như là một
hình thái của quan hệ dục tình, xuất hiện trong trường hợp nếu người đàn ông muốn
người phụ nữ và hiểu rằng tình cảm của mình không được đáp lại nhưng vẫn quan
tâm đến người này và chỉ muốn được thỏa mãn bằng những cuộc chuyện trò. Dần dần,
mối liên hệ qua những cuộc trò chuyện được củng cố và xuất hiện tình bạn với tất
cả những thuộc tính của nó, kể cả “bạn bè thì giúp đỡ nhau”.
Họ cảm thấy dễ chịu khi gần nhau nhưng không có sự bùng nổ, mối quan hệ
được hai người gìn giữ và sự chuyển đổi sau đó thường là điều bất ngờ đối với 1
trong 2 người. Sau đó mới hiểu ra rằng người kia đã yêu vô vọng từ lâu và bằng
lòng với vai người bạn, thậm chí là đóng vai này một cách có ý thức để không bị
từ chối ngay lập tức, để dù chỉ được trò chuyện với đối tượng của sự say mê. Nếu
đấy là những học sinh, những chàng trai và cô gái thì người yêu trước thường là
chàng trai. Nhưng nếu những người đã trưởng thành thì thường xuất hiện tình huống
ngược lại – người phụ nữ bỗng nhận ra ở sếp của mình hay người bảo trợ của mình
một người đàn ông lý tưởng nhất trần gian nhưng người này bận bịu với quá nhiều
sự lựa chọn hoàn toàn không nghĩ nàng là đối tượng của tình dục.
Có loại tình bạn giữa người đàn
ông đã có vợ và người phụ nữ đã có chồng mà sự bền vững của tình bạn này phụ
thuộc vào quan hệ với một nửa của mình. Những mối quan hệ như vậy, sớm hay muộn
cũng sẽ dẫn họ đến nhà nghỉ, vì rằng trong gia đình không phải lúc nào cũng
“cơm lành canh ngọt”, và nếu như cả hai người trong một thời gian dài bị cuốn
hút vào tình bạn khác giới, nghĩa là họ bị thiếu một cái gì đó ở gia đình.
Có một loại tình bạn nữa giữa đàn ông và phụ nữ – đó là hai người ngày
trước từng là người yêu của nhau. Sau đó họ chia tay vì hoàn cảnh nhưng cả hai
không muốn mất đi những trò chuyện tâm tình cũng như về công việc mà họ đã từng
tâm sự cùng nhau – và họ trở thành những người bạn. Trong trường hợp này, tình
bạn của hai người bền vững và ổn định hơn, bởi vì những người bạn khác giới này
đã đến từ cái nơi mà tất cả những người khác đều mong muốn đi vào!
Tất nhiên, tình cảm giữa đàn ông và phụ nữ, cũng như những tình cảm
khác, sớm hay muộn sẽ đi đến hồi kết thúc. Chỉ đơn giản là vì mỗi người đều phải
lo cho gia đình riêng. Những sở thích chung, những quyền lợi chung sẽ dần mất
nhưng giữa họ mãi còn lại sự kính trọng và sự ấm áp mỗi khi nhớ về nhau. Mà điều
này thì quan trọng hơn mọi thành kiến và đạo đức trong xã hội.
Otto von Bismarck từng nói rằng: “Tình bạn giữa đàn ông và phụ nữ là thứ
tình bạn bền vững nhất vì rằng nó không hề có sự ganh đua. Quả thật, tình bạn
này thường xuyên trở nên yếu đuối mỗi khi đêm đến”. Đấy là quan điểm của vị tướng,
của nhà chính trị. Dù sao thì trên đời này vẫn có không ít những tình bạn mẫu mực
giữa đàn ông và phụ nữ.
Phụ nữ cần yêu thương chứ không phải
hiểu. Đấy là điều cần biết trước tiên. Cuộc đời bí ẩn đến mức mà ta không thể
nào đạt đến đỉnh cao, không thể nào nhìn thấy chiều sâu của điều bí ẩn. Mọi biểu
hiện của cuộc sống – đàn ông, phụ nữ, cây cối, động vật hay chim chóc – đấy là
đối tượng nghiên cứu của các nhà bác học chứ không phải của các nhà thần bí.
Tôi không phải là nhà bác học. Tự thân khoa học là điều bí ẩn đối với tôi, và
hôm nay các nhà bác học bắt đầu thừa nhận điều này. Hôm nay họ từ chối những
tuyên bố sai lầm trước đây, rằng có một lần họ nhận thức được những bí mật của
tất cả, rằng cần nhận biết… Đàn
ông – đấy là điều bí ẩn, phụ nữ - đấy là điều bí ẩn, tất cả mọi sinh linh là điều
bí ẩn và tất cả những cố gắng mở ra đều thất bại…
Có thể tận hưởng cuộc sống, có thể vui mừng, có thể trở
thành một phần bí ẩn của cuộc sống, nhưng không phải hiểu nó, một khi ta chỉ là
người quan sát bên ngoài thì không thể. Tôi không hiểu được chính bản thân
mình. Đối với tôi điều bí ẩn lớn nhất là bản thân tôi. Nhưng tôi có thể nói với
bạn một vài gợi ý.
Bác sĩ thần kinh là người nhận được món tiền không nhỏ để
đi hỏi bạn những câu hỏi mà vợ hỏi bạn không mất tiền.
Những chìa khóa của hạnh phúc: bạn có thể nói về tình
yêu, về vẻ thùy mị dịu dàng, về nỗi đam mê nhưng bạn chỉ cảm thấy thỏa mãn cao
độ khi sau tất cả những thứ này bạn chưa đánh mất những chiếc chìa khóa của
mình.
Phụ nữ đầu tiên chống trả sự tấn công của đàn ông còn sau
đó cắt đứt đường rút lui của họ.
Nếu bạn muốn thay đổi phụ nữ, hãy đồng ý với nàng. Nếu bạn
muốn biết rằng phụ nữ thật sự khôn ngoan thì hãy nhìn nàng chứ không phải nghe
nàng nói.
Một phụ nữ chạy đến nói với
người cảnh sát:
- Anh có nhìn thấy người
đàn ông bên kia đường không, anh ta làm tôi bực mình.
- Tôi lúc nào cũng quan sát
– người cảnh sát trả lời – người đàn ông kia thậm chí không hề nhìn sang phía
chị.
- Chính vì thế mà tôi bực
mình.
Bí ẩn bao trùm lên tất cả: thà tận hưởng cuộc đời còn hơn
là tìm cách hiểu nó. Cuối cùng thì kẻ tìm cách hiểu cuộc đời hóa ra là kẻ dại dột,
còn kẻ tận hưởng nó trở thành nhà thông thái và tiếp tục nhận được sự thỏa mãn
vì rằng người này càng nhận thức được sự bí ẩn của tất cả những gì ở quanh ta.
Sự hiểu biết vĩ đại nhất là không nên hiểu ra cái gì cả, rằng tất cả đều bí ẩn
và diệu kỳ. Đối với tôi đấy là sự bắt đầu của tôn giáo cuộc đời.
Làm ơn giải thích về sự khác nhau giữa đàn ông và phụ nữ.
Đa số sự khác nhau giữa đàn ông và phụ nữ đã có hàng ngàn
năm. Những điểm khác nhau này không đóng vai trò quan trọng trong thiên nhiên
nhưng tồn tại một số điểm khác biệt mang lại cho chúng vẻ đẹp duy nhất và cá
tính. Ta có thể đếm một cách dễ dàng.
Một trong số các bí ẩn đó là phụ nữ, khác với đàn ông, có
thể mang lại sự bắt đầu của một cuộc đời mới. Theo ý nghĩa này, đàn ông có vị
trí phụ thuộc và sự phụ thuộc này đóng vai trò quan trọng trong sự khống chế của
đàn ông đối với phụ nữ. Toàn bộ yếu điểm này được thể hiện theo cách sau: đàn
ông cố gắng giành sự vượt trội của mình, tự lừa dối mình và thiên hạ. Đàn ông
hàng thế kỷ đè nén thiên tài và những khả năng của phụ nữ để chứng minh cho
mình và cho thiên hạ rằng đàn ông vượt trội phụ nữ.
Chính vì phụ nữ mang thai và sinh con trong chín tháng, họ
dễ bị tổn thương và cần sự bảo vệ của đàn ông. Còn đàn ông tận dụng điều này một
cách xấu xa nhất. Nhưng sự khác nhau ở đây chỉ về mặt sinh lý, hoàn toàn không
phải là sự khác nhau cơ bản…
Dù sao, sự khác nhau thực sự giữa đàn ông và phụ nữ là có
thật và chúng ta cần đi tìm trong vô vàn những sự khác biệt. Một trong số đó,
theo tôi, là ở chỗ phụ nữ có tình cảm sâu sắc hơn đàn ông. Tình yêu của đàn
ông, khác với tình yêu của phụ nữ, chỉ để thỏa mãn nhu cầu sinh lý. Tình yêu của
phụ nữ mạnh hơn, cao hơn và đầy ắp tình cảm. Điều này giải thích tại sao phụ nữ
một chồng còn đàn ông đa thê. Đàn ông muốn có tất cả phụ nữ trên đời, mà cũng
chưa thỏa mãn. Sự không mãn nguyện của đàn ông không có giới hạn. Phụ nữ có thể hạnh phúc và thỏa mãn với một
người đàn ông, vì rằng nàng không nhìn vào cơ thể của đàn ông mà quan tâm đến
những phẩm chất của tinh thần. Phụ nữ yêu không phải người có cơ bắp đẹp mà yêu
người có cái để có thể phục tùng (charisma), người có nét hấp dẫn mà không giải
thích được, yêu cái điều bí ẩn mà nàng muốn nhận biết. Phụ nữ muốn người mình lựa
chọn không chỉ là đàn ông mà là một sự bất ngờ trên bước đường nhận thức. Về mặt
sinh lý, đàn ông rất yếu đuối, đàn ông chỉ đạt được cực khoái một lần. Phụ nữ
vượt xa đàn ông về mặt này. Phụ nữ có khả năng đạt được cực khoái rất nhiều lần.
Đây là một vẫn đề đau đấu. Đàn ông cảm thấy khoái cảm cục bộ đưa đến cảm giác
chỉ trong vùng sinh dục (genital). Khoái cảm của phụ nữ, khác với đàn ông, bao
trùm tất cả. Toàn bộ cơ thể của phụ nữ là vật dục, nàng có thể nếm trải những cảm
giác đặc biệt một nghìn lần mạnh mẽ hơn, sâu lắng hơn, rõ ràng hơn. Nhưng bi kịch
ở một điều rằng, cơ thể phụ nữ cần có sự chuẩn bị mà đàn ông thì không quan tâm
đến điều này, đàn ông không bao giờ cảm thấy thú vị vì điều này…
Để phụ nữ nhận được khoái cảm một cách đầy đủ, đàn ông cần
phải học cách dạo đầu, chuẩn bị cho trò chơi tình ái, đàn ông không nên vội
vàng ngủ thiếp. Tình yêu của đàn ông cần như nghệ thuật. Để cho cuộc gặp gỡ của
hai người cần có nơi chốn đặc biệt, cần một lâu đài tình ái, nơi có không khí
ngát hương, nơi không có ánh sáng mạnh mà chỉ có ánh sáng của những ngọn nến. Gần
gũi với phụ nữ chỉ khi trong tâm trạng hưng phấn và vui vẻ để cùng nhau chia sẻ
niềm hạnh phúc. Nhưng thường xuyên xảy ra một điều rằng trước cuộc gặp ái ân phụ
nữ và đàn ông đi cãi nhau. Điều này đầu độc tình yêu. Tình yêu giống như một thỏa
thuận ngừng bắn – dù chỉ trong buổi tối này. Nếu khác đi thì đó là vụ hối lộ,
là gian dối.
Đàn ông cần biết ân ái giống như người họa sĩ vẽ tranh,
khi mà con tim tùy theo ý, hay giống như văn, thi sĩ khi sáng tác thơ, văn hay
giống như nhạc công khi chơi một bản đàn tuyệt diệu. Với cơ thể của phụ nữ cần
xử sự giống như nhạc cụ, nghĩa là như vốn có. Khi đàn ông cảm thấy niềm vui thì
ân ái trở thành không chỉ là sự giải thoát, là sự thư giản, là liều thuốc ngủ.
Đàn ông đang chơi trò chơi tình ái. Đàn ông khiêu vũ với phụ nữ, hát với nàng
theo điệu nhạc du dương trong lâu đài tình ái. Tình yêu cần trở nên một thứ rất thiêng liêng. Một khi
tình chưa trở thành thiêng liêng thì trong đời thường sẽ chẳng có gì thiêng
liêng hết cả. Điều này trở thành sự khởi đầu của cái được gọi là siêu nhận thức.
Tình yêu không chịu đựng sự cưỡng bức, tình không phụ thuộc
vào sự gắng sức của con người. Tình yêu không nên khởi đầu từ trí tuệ. Con người
ăn chơi, nhảy múa, hát hò, hưởng lạc, tình yêu là một phần của niềm vui bất tận.
Tình tuyệt vời khi tình tự đến. Tình yêu tự do sẽ nở hoa. Tình yêu cưỡng bức là
quái gỡ…
Những điều khác biệt này hoàn toàn tự nhiên, chúng không
can hệ gì với thành kiến. Và còn những điều khác biệt khác nữa. Thí dụ, phụ nữ
thiên về tình cảm hơn đàn ông… Phụ nữ điềm đạm hơn, chịu đựng hơn, bình tĩnh
hơn, phụ nữ biết chờ đợi. Rất có thể rằng, chính nhờ những phẩm chất này mà phụ
nữ có sức đề kháng bệnh tật tốt hơn nên họ sống lâu hơn. Phụ nữ sẽ bổ sung cho
đàn ông bằng vẻ bình thản và sự tinh tế của mình. Phụ nữ có khả năng bao trùm
lên đàn ông bầu không khí của sự ấm cúng và tĩnh lặng. Nhưng đàn ông thực sự sợ
hãi và không muốn bầu không khí này. Điều này xuất phát từ sự sợ hãi rơi vào phụ
thuộc. Bởi thế, bao đời nay đàn ông luôn giữ khoảng cách với phụ nữ. Đàn ông sợ
hãi, vì nhận thức sâu sắc từ bên trong rằng phụ nữ có giá trị hơn. Phụ nữ có khả
năng mang lại cuộc đời mới. Chính phụ nữ, chứ không phải đàn ông, được thiên
nhiên chọn làm sự kế tục nòi giống…
Trong kinh Upanishad có thể gặp lời răn dạy rất lạ lùng
cho những cặp vợ chồng trẻ. Họ đi tìm hiểu Upanishad để tìm hạnh phúc. Kinh nói
với cô gái bằng những lời: “Hy vọng con sẽ trở thành mẹ của 10 đứa trẻ, còn đứa
con thứ 11 sẽ là chồng của con. Một khi con chưa trở thành mẹ của chồng mình
thì con chưa thể là một người vợ thủy chung”. Những lời rất lạ lùng, nhưng
chúng là chìa khóa để mở ra sự hiểu biết về con người của tâm lý học hiện đại:
mỗi người đàn ông đều đi tìm trong phụ nữ người mẹ của mình còn mỗi người phụ nữ
đi tìm trong đàn ông một người cha. Điều này giải thích những cuộc hôn nhân tan
vỡ: trong cuộc hôn nhân này không thể tìm được người mẹ của mình. Bạn cưới một
phụ nữ về nhà mình không phải để làm mẹ, nàng muốn làm một người vợ, người tình
của bạn. Nhưng ân huệ của Upanishad có từ 5 hay 6 ngàn năm trước là đưa ra sự
giải thích một hiện tượng của tâm lý học hiện đại. Phụ nữ, dù là ai đi nữa,
thiên nhiên đã chỉ định vai trò của người mẹ. Hệ thống phu tử là do con người
nghĩ ra, không tự nhiên… Nhưng mẹ thì không thay đổi. Các nhà bác học đã từng
tiến hành thí nghiệm: họ đảm bảo đầy đủ mọi thứ cần thiết cho những đứa trẻ sơ
sinh – đồ ăn, thuốc men, sự chăm sóc cần thiết… theo như những thành tựu khoa học
mới nhất của các ngành khoa học khác nhau, nhưng thật lạ lùng, những đứa trẻ
còi cọc, thậm chí chỉ sau 3 tháng đều chết hết. Trong quá trình thử nghiệm trên
người ta tìm thấy rằng cơ thể của người mẹ, hơi ấm của người mẹ là những thứ
không có gì thay đổi được để cho cuộc đời mới phát triển. Trong vũ trụ mênh
mông và giá lạnh, hơi ấm của người mẹ là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của
đứa bé, còn nếu khác, nó sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi. Nó sẽ đau ốm và sẽ chết…
Đàn ông không nên cảm thấy mình thấp kém hơn phụ nữ. Sự so
sánh sẽ tự xuất hiện bởi vì chúng ta coi đàn ông và phụ nữ như hai bản thể khác
nhau. Nhưng họ đều thuộc về một
loài người, những phẩm chất của họ bổ sung cho nhau. Họ cần có nhau, và chỉ
cùng nhau họ tạo ra một tổng thể hài hòa. Cần đối xử với cuộc đời một cách tĩnh
lặng. Sự khác biệt – đấy không phải là sự mâu thuẫn. Chúng hỗ trợ cho nhau. Người
phụ nữ yêu bạn có thể góp phần tăng cường những khả năng sáng tạo của bạn, là
nguồn cảm hứng cho bạn đạt đến những đỉnh cao mà thậm chí trước đây bạn chưa từng
mơ ước đến, và nàng không đòi lại một thứ gì. Nàng chỉ cần tình yêu của bạn, và
đó là một quyền lợi tự nhiên.
Nhiều sự khác biệt giữa phụ nữ và đàn ông gắn liền với chế
định. Cần duy trì những sự khác biệt, vì rằng chính sự khác biệt làm cho đàn
ông và phụ nữ cần nhau nhưng không nên sử dụng chúng với mục đích xét đoán
nhau. Tôi ao ước cho đàn ông và phụ nữ trở thành một cơ thể thống nhất trong
khi vẫn hoàn toàn tự do, bởi vì tình yêu không bao giờ biến thành ách nô lệ mà
tình yêu mang lại tự do. Chỉ khi đó chúng ta có thể làm cho thế giới tốt đẹp
hơn. Một nửa thế giới không được phép thể hiện mình – đấy là phụ nữ, là nửa thế
giới có nguồn năng lượng dự trữ to lớn để thay đổi thế giới. Một nửa này có thể
biến thế giới thành một thiên đường.
Phụ nữ cần tìm thấy trong tâm hồn mình tiềm năng và phát
triển nó, khi đó phụ nữ sẽ có một tương lai tươi sáng. Đàn ông và phụ nữ không
nên so sánh, họ là duy nhất. Sự gặp gỡ của hai sinh vật duy nhất sinh ra điều kỳ
diệu.
Layla và Majnun (hoặc Layla và
Chàng điên) là một giai thoại tình yêu
nổi tiếng ở vùng Trung và Cận Đông, trong thế giới Ả Rập nói chung, mà đặc biệt
là ở Iran và Azerbaijan. Giai thoại này dựa trên câu chuyện có thật của chàng
trai tên Qays ibn al-Mulawwah ở miền
bắc bán đảo Ả Rập, sống dưới triều đại Umayyad thế kỷ thứ 7, yêu cô gái tên là
Layla. Đây là câu chuyện tình yêu nổi tiếng thế giới, cả phương Đông cũng như
phương Tây. Layla và chàng điên là đề tài của vô vàn tác phẩm thơ, ca, nhạc,
họa nổi tiếng thế giới.
Qays ibn al-Mulawwah là nhà thơ người Bedouin yêu Layla ibn bint Mahdi Sa'd là người cùng bộ lạc. Chàng
trai làm thơ ca ngợi tình yêu dành cho Layla. Sau đó chàng xin phép bố của
Layla để cưới cô làm vợ thì bị từ chối vì theo phong tục của bộ lạc, điều này
sẽ làm chia rẽ bộ tộc. Sau đó Layla được gả cho một người đàn ông khác. Khi
nghe tin Layla sắp lấy chồng thì Qays liền bỏ nhà đi vào sa mạc, người thân và
gia đình hết sức thuyết phục chàng nhưng không thể, họ đành để đồ ăn cho chàng
giữa sa mạc. Đôi khi họ nhìn thấy chàng đang đọc thơ về Layla cho chính mình
hoặc dùng gậy viết thơ lên cát. Còn Layla theo chồng về Iraq, sau một thời gian
đã đổ bệnh và chết. Sau đó một thời gian người ta cũng tìm thấy xác của Qays
nằm trên mộ của một người phụ nữ không rõ danh tính. Chàng đã viết ba dòng thơ
cuối cùng lên phiến đá trên mộ. Phần lớn thơ của Qays ibn al-Mulawwah được viết trước ngày chàng trở thành người điên.
Người đời hiểu rằng Qays trở thành điên là vì tình, bởi thế họ gọi Qays là
“Chàng điên Layla” hoặc đơn giản là Majnun.
Giai thoại Layla và chàng điên cũng giống như Romeo và Juliet, phổ biến
trên một không gian rộng và một thời gian dài như vậy nên chuyện có nhiều dị
bản cũng là điều dễ hiểu. Ở Ấn Độ người ta cho rằng Layla và Majnun đã từng trốn
đến một ngôi làng vùng Rajasthan trước khi chết. Mộ của hai người ở Anupgarh
thuộc huyện Sriganganagar (ngày nay là quận Ganganagar, bang Rajasthan). Theo
truyền thuyết ở vùng thôn quê thì hai người đã chạy trốn về những nơi đó rồi
chết. Hàng năm có hàng trăm cặp uyên ương từ khắp nơi về đây tham dự hội chợ
hai ngày trong tháng sáu.
Một dị bản khác thì kể rằng Layla và Majnun cùng học một lớp. Majnun yêu
Layla và bị thầy giáo đánh vì không chú ý nghe bài giảng. Nhưng có một điều kỳ
diệu đã xảy ra: Majnun bị đánh nhưng Layla bị chảy máu. Tin này đến tai những
người lớn tuổi, làm cho hai gia đình không cho hai người gặp nhau. Họ bị cấm
gặp nhau suốt thời tuổi thơ và chỉ đến khi hai người trưởng thành họ mới có dịp
gặp lại. Một người anh của Layla tên là Tabrez cấm Layla gặp gỡ với Majnun.
Tabrez cãi nhau với Majnun và trong một cơn điên cuồng vì tình yêu không kiềm
chế được, Majnun đã giết chết Tabrez. Majnun bị bắt và bị kết án chịu ném đá
cho đến chết của dân làng. Layla đồng ý đi lấy chồng khác nhưng với điều kiện
nếu như Majnun được bảo toàn tính mạng. Layla đi lấy chồng nhưng lòng chỉ hướng
về Majnun. Chồng của Layla biết chuyện này đã lồng lộn phát ghen và đã tìm đến
sa mạc, nơi giam giữ Majnun. Người chồng của Layla đã sỉ nhục Majnun cho đến
chết. Người đời kể rằng chính ngay trong cái khoảnh khắc, khi thanh kiếm của
chồng Layla đâm trúng tim của Majnun thì Layla cũng ngã vật xuống và chết ở nhà
chồng. Cảm kích trước câu chuyện tình yêu cảm động, người làng đã chôn hai
người gần nhau. Cả chồng và những người cha của họ cũng đã cầu nguyện cho cuộc
sống yên bình của hai người ở bên kia thế giới. Theo truyền thuyết, Majnun và
Layla lại gặp nhau ở trên trời, nơi mà họ được yêu nhau mãi mãi.
Từ câu chuyện dân gian Ả Rập “Layla và Majnun” đã đi vào văn học Ba Tư.
Người đầu tiên trong số các nhà thơ Ba Tư viết về câu chuyện tình của Layla và
Majnun là nhà thơ Rudaki, thế nhưng câu chuyện thực sự nổi tiếng sau khi trường
ca Layla và Majnun của nhà thơ Nezami
(thế kỷ thứ 12) ra đời. Nezami thu thập tất cả những chi tiết thần bí lẫn đời
thường của câu chuyện rồi mô tả thành một bức tranh sống động về hai người yêu
nhau. Bằng trường ca Layla và Majnun,
Nezami đã có sự ảnh hưởng lớn đến nền văn học Ba Tư, nhiều nhà thơ Ba Tư sau đó
đã đi viết về đề tài này. Trường ca Layla
và Majnun của Nezami mang nhiều nét riêng biệt của văn hóa Ba Tư về quan hệ
giữa các nhân vật, về thời gian, nơi chốn vv… Trong trường ca này Layla và
Majnun quen biết nhau và họ rơi vào một tình yêu tuyệt vọng từ ngày còn ngồi
trên ghế nhà trường. Họ yêu nhau tha thiết nhưng không thể gặp nhau công khai
vì một sự hằn thù giữa hai gia đình và Layla bị gia đình buộc đi lấy người
khác. Bằng cốt truyện như vậy, câu chuyện Layla và Majnun trở thành một bi kịch
của tình yêu bất tử mà 400 năm sau đó William Shakespeare cũng đi theo cách này
trong bi kịch Romeo và Juliet. Có
những ý kiến, bị các nhà nghiên cứu Shakespeare phản bác, cho rằng bản dịch
trường ca Layla và Majnun của Nezami
đã có ảnh hưởng đến William Shakespeare khi ông viết Romeo và Juliet.
Theo truyền thống văn hóa Ả Rập, tình yêu của Layla và Majnun được gọi là
tình yêu trinh khiết – nghĩa là
những người yêu không bao giờ cưới và chưa bao giờ ân ái với nhau về mặt thể
xác. Mô-típ này trở thành phổ biến hầu như khắp thế giới, những câu chuyện tình
yêu như “Qays và Lubna”,
“Kuthair và Azza”, “Marwa và Al Majnoun Al Faransi”, “Antara và Abla” đều sử
dụng mô-típ này. Nhà nghiên cứu người Ba Tư Hekmat thống kê được không dưới 40
phiên bản tiếng Ba Tư và 13 phiên bản tiếng Thổ Nhĩ Kỳ của câu chuyện tình
“Layla và Majnun”. Còn nhà thư mục Vahid Dastgerdi thì cho rằng nếu đi tìm ở
các thư viện khắp thế giới thì sẽ có không dưới 1000 phiên bản của “Layla và
Majnun”.
Ở gần thị trấn Bacharach trên sông Ranh, treo trên mặt nước là một vách đá cao dựng đứng. Từ khắp các phía đều không có đường đi đến vách đá này. Không có những vết nứt hoặc chỗ nhô ra. Nếu không có cánh, không đến được đỉnh cao của nó. Người đời nói rằng dưới một tảng đá ở đáy vực, trong sâu thẳm màu xanh lá cây là nơi ở của vị thần sông Ranh. Ông đã xây dựng cho
mình một cung điện trong suốt bằng pha lê. Cá bơi vào vô số các cửa sổ của cung
điện. Tảo trải thảm trên sàn đá bằng cẩm thạch. Từ cuộc sống ở vùng sâu, tối
tăm, ảm đạm và hung dữ vị thần của sông Ranh trở thành một ông già râu bạc. Sát
bên mép nước là một ngôi làng đánh cá. Bên bìa làng, trong một túp lều xiêu vẹo
có một người đánh cá sống cùng đứa con gái có tên là Loreley.
Ai mà không biếtngười đẹpLoreley? Chỉ cần nàng buông mái tóc dàimàuvàng óng, thì chúng sẽ che hết bọ quần áo rách rưới của mình: có vẻ như Nữ hoàng đã đến ở trong nhà của người ngư dânnghèo khó.
Vẻ đẹp củaLoreleyđược lan ruyền khắp nơi. Thanh
niên từcácvùng lân cận tụ
tập trước cửa nhàcô. Người từxađến,chỉđể được xem mái tócvàng như lửa cháy ở trong túp lềutối và được nghe thấytiếng hát củaLoreley. Cô gái biết rất nhiều bài hát hay. Cả thời tuổi thơ của cô trôi
đi bên bờ sông Ranh. Bởi thế mà người ta nghe thấyniềm vui của con sông trong những bài hát của cô, nghe thấy những trò đùa và tiếng reo của sóng.
Nhưngmột hôm dướimột tảng đátrênbờ sông Ranh, Loreleythấymột hiệp sĩ trẻvà không hề quen biết. Hiệp sĩbị lạc trong rừngvà đi ra bờ sôngnghe thấy những âm thanhcủa sóng. Chàng trai nhìn thấyLoreley thì cảm thấy mình như hóa đá. Chàng
không thểhiểu được ai đang ở trước mặt mình: nàng
tiên cá hay cô tiên trong rừng. Chàng yêu Loreley từ cái
nhìn đầu tiên vàcô cũng yêu chàng hiệp
sĩ.
Hôm đó người cha già đã
chờ đợi Loreley trong tuyệt vọng. Cô gáiđã khôngtrở về nhà. Hiệp
sĩđã đưa cô vềlâu đài Stahleck
của mình. Năm lần con đườngchạy quanh núicao rồi hướng về lâu đài của hiệp sĩ. Tòa lâu đài ở trên đỉnh của ngọn núi cao ngất.
Loreley đứng trước gương, nhìn vào
gương mà không nhận ra mình. Cúi đầu, nghiêng vai rồi chau mày một cách nghiêm
túc và người đẹp ở trong gương, mặc áo quần lụa và nhung, lặp lại từng động
tác. Chàng hiệp sĩ mê mẩn những bài hát của Loreley. Chàng thường xuyên nói:
- Em hãy hát cho anh nghe một bài
hát đi em.
Tay trong tay họ đi bộ trong rừng. Mái
tóc vàng sáng Loreley tỏa sáng làm cho những cây thông đen như được nến thắp
sáng từ những giọt nhựa thông. Những chú hươu ghé sừng vào bụi. Và chúng đến gần
lại để nghe những bài hát của Loreley. Hiệp sĩ cười và siết tay cầm thanh kiếm
để có thể thể bảo vệ người yêu dấu khỏi thú dữ hoặc những tên cướp.
Còn bà mẹ của hiệp sĩđang rất lo lắngtrong ngôi thápảm đạmcủa
mình. Bà cảm thấy run rẩy ngay cả khi ngồi bên lò sưởi.
Những người đầy tớ chất thêm củi vào bếp lò. Những tia lửa
bắn tung tóe ra mà cũng khôngthể làm ấm
cho nữ bá tước già. Bà run lên vì giận dữ, bà căm thù đứa con gái củamột ngư dânnghèo. Mái tóc của Loreley
vàng óng, nhưng không phải thứ vàng mà bà chủ của
tòa lâu đài yêu mến. Nếu thực sự là vàng
thì chỉ trongtiền đồng vàvàng
thỏi. Còn ở đây – chẳng lẽ những bài hát là của hồi môn?
- Mẹ không còn gì để mà nói với con nữa, con trai ạ.
Con đã mang ai về nhà thế này? – người mẹ nói với chàng hiệp sĩ – con đã làm
hoen ố danh tiếng của dòng họ. Con đã quên mất rằng mình là dòng họ của vua. Mà
chẳng lẽ con chưa có ai để chọn nàng dâu hay sao chứ? Cô gái mà mẹ đã nhắm cho
con là một cô gái xinh đẹp và giàu có, lại là con gái của một hiệp sĩ danh
tiếng. Thế mà con lại chọn cho mình cô con gái của một người làm nghề đánh cá
nghèo xác nghèo xơ. Lời nguyền rủa của mẹ sẽ là món quà cưới cho con.
Chàng hiệp sĩ cúi đầu nghe những lời quở trách của mẹ.
Chàng yêu Loreley nhưng cũng không dám làm trái lời mẹ. Chàng sợ những lời
nguyền rủa của bà.
Còn nữ bá tước già không còn cảm thấy run khi ngồi bên
bếp lửa. Bà đã làm một việc không tốt và bây giờ đã cảm thấy nóng bừng.
Chàng hiệp sĩ nói với Loreley rằng phải đi săn mấy
hôm. Chàng cùng với những thợ săn của mình lên đường trong đêm. Loreley đứng
nhìn qua cửa sổ. Nàng vô cùng buồn bã và cảm nhận một điều gì đó không được tốt
lành. Bỗng cánh cửa mở ra từ từ, nữ bá tước già bước vào phòng của cô. Bà bước
đến và nói với Loreley:
- Con trai của ta đã lừa dối cô. Không phải nó đi săn
mà đến nhà cô dâu cùng mấy đứa bạn mang lễ cưới đến nhà cô dâu. Cô không có
việc gì ở trong nhà này nữa. Nếu cô muốn thì có thể ở lại dự đám cưới của nó.
Hãy xuống bếp giúp việc cho những người đầy tớ, những việc này thì chắc là cô
rất quen.
Loreley cảm thấy trời đất tối sầm. Nàng giật phăng
chiếc dây chuyền vàng, tháo nhẫn vứt xuống chân nữ bá tước rồi chạy khỏi cung
điện.
Suốt đêm nàng chạy trong khu rừng tối. Những con cú
kêu trong bóng đêm và nặng nề bay trên đầu cô. Tiếng thú dữ đang gào thét đâu
đây nhưng nàng không thấy sợ. Nàng chỉ sợ gặp lại chàng hiệp sĩ, chỉ sợ nhìn
thấy chàng với vẻ mặt hân hoan và tràn đầy hạnh phúc khi trở về từ nhà của cô
dâu sắp cưới. Chỉ đến khi ánh bình minh bắt đầu le lói thì nàng về đến ngôi
làng đánh cá của mình.
Người cha già gặp cô trên ngưỡng cửa.
Nhưng không phải nhẹ nhàng mà ông trừng mắt nhìn Loreley, và cô cúi đầu xuống. Cô
con gái bị làm nhục thì không có chỗ trong ngôi nhà này. Cô gái bỏ nhà ra đi,
đi về đâu mà con mắt nhìn thấy. Còn ở bên những cánh cổng mà cô đi ngang qua,
người ta giơ ngón tay lên và nói:
- Áo gấm, dây chuyền, nhẫn vàng ở
đâu hết rồi em? Sao không đến làm dâu nhà bá tước?
Suốt ngày Loreley đi thơ thẩn trong rừng còn khi đêm xuống
cô ra bờ sông Ranh, nơi ngày trước cô đã gặp chàng hiệp sĩ. Và nàng quyết định
tự tử: nhảy xuống vực sâu.
Ánh trăng hờ hững treo trên cao, mặt nước sông dịu êm
và tĩnh lặng. Nhưng đột nhiên nổi sóng. Từ dưới đáy sâu vị thần của sông Ranh
nhô lên chầm chậm. Ngài nhô mái đầu và bờ vai lên khỏi mặt nước. Vương miện pha
lê ngời sáng dưới ánh trăng. Mái tóc dài màu xanh có rong tảo bám vào. Những vỏ
sò bám vào vai. Còn bộ râu lấp lánh ngời ánh bạc.
Loreley bình tĩnh nhìn vị thần. Lúc này đối với nàng
không có gì phải sợ cả. Điều đáng sợ nhất đã từng xảy ra với nàng. Thấy vậy, vị
thần của sông Ranh lên tiếng:
- Ta biết rằng người ta đã xúc phạm con. Nhưng họ đã
từng xúc phạm đến ta cũng không hề ít hơn. Con hãy nghe đây. Ta từng cai quản
cả xứ này. Mọi người luôn đến với ta để nhờ việc này việc nọ. Họ ném những vật
quí giá, những đồng tiền vàng và họ cầu nguyện để ta ban ơn, để ta cho những mẻ
lưới luôn đầy cá. Nhưng rồi ngày tháng trôi qua, tất cả đã quên ta. Vô tình họ
đã lấy đi ở ta vinh quang và sức mạnh. Nếu con bằng lòng ta sẽ cùng với con sẽ
trả thù những người trần. Ta sẽ tiếp thêm sức mạnh thần tiên cho những bài hát
của con. Nhưng con phải nhớ rằng không được cho phép lòng thương hại tồn tại
trong trái tim của con. Nếu con rơi dòng lệ thì con phải chết.
Và Loreley đáp:
- Vâng, con đồng ý.
Bờ vai của vị thần rung lên, một con sóng thật lớn
trào dâng cuốn lấy Loreley rồi đưa nàng lên đỉnh của vách đá cao chót vót. Khi
con sóng giảm đi, vị thần liền chui xuống vực. Ở dưới đó vị thần này thường gây
ra tai nạn chết chóc cho những kẻ đi trên sông.
Khắp nước Đức loan đi một tin đồn: cô con gái Loreley
của một ngư dân đã trở thành một cô tiên ác độc. Cứ mỗi buổi hoàng hôn nàng
ngồi trên vách đá cao chót vót và chải mái tóc vàng. Mái tóc này cháy lên như
ngọn lửa vào mỗi buổi hoàng hôn.
Thế rồi người ta đặt tên cho vách đá này là Loreley.
Loreley cũng chính là tên của cô tiên nọ. Thật khổ cho những ai nghe được câu
hát của Loreley. Vị thần của sông Ranh đã ban một sức mạnh diệu huyền cho những
bài hát và ban sự lãng quên cho người hát nó. Con tim của nàng đã hóa đá, còn
ánh mắt vô hình vẫn dõi nhìn xuống dòng sông. Không một ai có thể cưỡng lại
những bài hát của nàng. Nàng hát cho những kẻ bần hàn về một vương quốc giàu
có. Nàng hứa hẹn chiến thắng và vinh quang cho hiệp sĩ. Cho những ai đang mệt
lử sẽ có được sự bình yên. Và cho những kẻ đang yêu – một mối tình.
Mỗi người đều nghe ra
trong những câu hát của nàng một điều gì mà tâm hồn đang khao khát. Những bài
hát của Loreley luôn mang về cái chết. Giọng hát của nàng bỏ bùa mê rồi sau đó
dẫn người ta đi về vòng nước xoáy. Hãy rời khỏi nơi này, những ngư dân! Hãy coi
chừng, vận động viên bơi lội. Nếu bạn nghe được bài hát của tiên – nghĩa là bạn
phải chết! Người đánh cá buông mái chèo để cho chiếc thuyền trôi theo dòng nước.
Người này quên hết mọi sự trên đời, để cho lời ca làm phép thuật, ngước mắt
nhìn Loreley. Dòng nước xoáy cuốn lấy con thuyền. Không có gì cứu nổi!
Chàng hiệp sĩ trở về từ nhà cô dâu,
không còn thấy Loreley đã vô cùng buồn bã. Mệt mỏi vì những bữa tiệc, chàng cảm
thấy ghét cả cái tên của cô dâu con nhà quyền quí. Chàng đi thơ thẩn trong gian
phòng tối và nhớ lại: nàng đã từng soi gương này, đã từng đứng bên cửa sổ này,
từng bị ngã nơi này và chàng đã nắm lấy bàn tay…
- Tại sao mẹ lại đuổi nàng đi đâu? –
chàng trai nói với nữ bá tước già nua đang ngồi bên lò sưởi nhưng bà đã không
còn nghe thấy gì.
Thế rồi chàng cất bước đi xa. Rất nhiều năm chàng chu
du khắp mọi chốn nhưng một nỗi buồn trong lòng không thể nguôi ngoai.
Chàng quay trở về. Bà mẹ già của chàng đã chết. Tòa
lâu đài giờ vắng tanh, cây cỏ mọc um tùm.
Khắp vùng sông Ranh chàng nghe tin đồn về một phù thủy
có mái tóc vàng ngự trên vách đá. Chàng cảm thấy tuyệt vọng, giận dữ và trở nên
điên cuồng. Chàng mang gươm lao vào những ai gọi nàng Loreley của chàng là phù
thủy.
Chàng sai những đầy tớ chuẩn bị ngựa để chàng ra đi.
Chàng phóng ngựa đến bờ sông Ranh. Nhưng không một ai đồng ý chở chàng đến vách
đá Loreley. Chàng hứa sẽ cho họ tất cả tài sản, tất cả những gì mà chàng có.
Chàng ném cho những người đánh cá bị tiền rồi lấy một con thuyền của họ tự chèo
đi. Chàng cố hết sức để chèo thật nhanh. Chàng đã nghe tiếng hát của Loreley
vang lên…
Chàng ngỡ như con thuyền của mình đang bơi giữa không
trung. Không phải những con sóng mà là tiếng hát của Loreley đang vây quanh.
Không phải không khí, không phải gió mà là tiếng hát và mái tóc vàng.
-
Loreley! – chàng hiệp sĩ kêu lên.
Trong
phút chốc, dòng nước xoáy làm lật con thuyền và xô mạnh vào vách đá.
Thế
rồi bốn phía lặng im. Loreley nhìn thấy chàng hiệp sĩ đang chìm dần và nàng
thấy chàng không hề bám vào con thuyền. Một dòng lệ trào ra từ khóe mắt nàng.
Nàng nghĩ rằng phải cứu chàng. Nàng đưa bàn tay của mình xuống dòng sông. Từ
vách đá xuống thấp hơn, thấp hơn rồi nàng đã ngã xuống từ vách đá. Mái tóc vàng
của nàng bồng bềnh trên sóng nước và cả hai cùng biến mất.
Khi
đó từ dưới đáy vực có tiếng vang lên rất mạnh. Người đời nói rằng đó là cung
điện bằng pha lê của vị thần kia sụp đổ. Kể từ ngày đó không còn ai còn nhìn
thấy vị thần kia nữa. Những người dân sống bên sông Ranh từ lâu đã không còn
nhớ tới ông.
Nhưng
Loreley thì người đời không thể nào quên. Mãi mãi còn đây câu chuyện sống động
về mái tóc vàng, về những bài hát diệu huyền và số phận nghiệt ngã. Người ta kể
rằng bây giờ đôi khi vẫn thấy nàng Loreley trong buổi hoàng hôn ngồi trên vách
đá chải mái tóc vàng. Thân thể của nàng trong suốt và giọng hát vẫn còn văng
vẳng đâu đây. Vách đá này được người đời gọi là vách đá Loreley.
Câu
chuyện cổ của nước Đức trên đây kể về cô gái có tên là Loreley. Nàng ngồi trên
vách đá hát hay đến nỗi những người lái tàu bè đi qua đây vì mê giọng hát mà
quên hết việc của mình để tàu thuyền đâm vào vách đá. Câu chuyện đau buồn này
xuất phát từ một thực tế có thật. Ở nơi mà dòng nước của sông Ranh có vẻ rất
yên lặng kia lại cực kỳ nguy hiểm. Vách đá cao 132 mét nằm giữa hai thị trấn Bacharach và Sankt Goarshausen là nơi thường xuyên xảy ra
tai nạn. Rất nhiều thủy thủ đã bị chết ở đây. Thủ phạm của những tai nạn này được
cho là Loreley. Câu chuyện này cũng là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ và họa
sĩ. Nhà thơ Heinrich Heine đã viết bài thơ “Loreley” nổi tiếng. Bài
thơ này cũng đã được dịch ra tiếng Việt. Die Lorelei Ich weiss nicht, was soll es bedeuten, Dass ich so traurig bin, Ein Märchen aus uralten Zeiten, Das kommt mir nicht aus dem Sinn. Die Luft ist kühl und es dunkelt, Und ruhig fliesst der Rhein; Der Gipfel des Berges funkelt, Im Abendsonnenschein. Die schönste Jungfrau sitzet Dort oben wunderbar, Ihr gold’nes Geschmeide blitzet, Sie kämmt ihr goldenes Haar, Sie kämmt es mit goldenem Kamme, Und singt ein Lied dabei; Das hat eine wundersame, Gewalt’ge Melodei. Den Schiffer im kleinen Schiffe, Ergreift es mit wildem Weh; Er schaut nicht die Felsenriffe, Er schaut nur hinauf in die Höh’. Ich glaube, die Wellen verschlingen Am Ende Schiffer und Kahn, Und das hat mit ihrem Singen, Die Loreley getan.
NÀNG TIÊN LÔRƠLÂY
Không hiểu được vì đâu
Mà lòng tôi buồn bã
Câu chuyện từ thời cổ
Cứ vương vấn trong đầu.
Sông Ranh trôi lững lờ
Đêm sắp buông, trời lạnh
Trên núi cao lấp lánh
Ánh nắng buổi chiều tà.
Cô gái đẹp tuyệt trần
Đang ngồi trên mỏm đá
Mái tóc nàng óng ả
Dưới chiếc lược màu vàng.
Vừa chải vừa cất lên
Một khúc ca tình tứ
Giai điệu này quyến rũ
Khiến lòng người xốn xang.
Người trên những chiếc thuyền
Thấy cõi lòng đau khổ
Quên đá ngầm hiểm trở
Chỉ ngước mắt nhìn lên.
Tôi nghĩ những người này
Và bao người đã chết
Chỉ vì mê câu hát
Của nàng Lôrơlây.
Và ban nhạc Scorpions sáng tác bài Lorelei cũng nổi tiếng không kém. Chúng tôi dịch nghĩa phần lời bài hát này vì chưa có ai dịch ra tiếng Việt:
LORELEI
There was a time when we sailed on together
Once had a dream that we shared on the way
There was a place where we used to seek shelter
I never knew the pain of the price I would pay
You led me on with a cloak and a dagger
And I didn't know you had made other plans
You had me believe we were meant for forever
I really thought my heart would be safe in your hands
Lorelei
My ship has passed you by
And though you promised me to show the way
You led me astray
You were my Lorelei
What kind of fool was I
Cause I believed in every word you said
And now I wonder why
Lorelei
There was a time when we held one another
Bearing our souls in the light of the flame
Those were the days now I've lost my illusions
Sometimes I wake in the night and I call out your name
Lorelei
My ship has passed you by
And though you promised me to show the way
You led me astray
You were my Lorelei
What kind of fool was I
Cause I believed in every word you said
And now I wonder why
Lorelei
Now there's a light that shines on the river
Blinding my eyes from so far away
Shot through the heart but now I know better
As hard as it is to resist the song that you play
LORELEI
Từng có một thời gian chúng ta đi chung trên một con thuyền
Cùng chia sẻ chung một giấc mơ khắp mọi nẻo
Có một nơi chốn mà ta đã tìm nơi trú ẩn chung
Anh chưa bao giờ biết nỗi đau của cái giá mà anh phải trả.
Em đã lừa anh với con dao giấu trong chiếc áo choàng
Mà anh không biết rằng em đã có những chương trình khác
Em làm cho anh tin rằng ta sẽ bên nhau muôn đời muôn kiếp
Và con tim anh trong tay em sẽ mãi mãi vẹn nguyên.
Lorelei
Con tàu của anh đã từng đi ngang qua em đấy
Mặc dù em từng hứa rằng sẽ chỉ đường anh
Và em đã chỉ cho anh lạc lối
Em đã từng là người yêu dấu của anh
Thế mà hóa ra anh đã dại dột vô cùng
Bởi vì anh vẫn tin mỗi lời em nói
Và bây giờ ngạc nhiên, vì sao anh tự hỏi
Lorelei
Đã từng có một thời ôm ấp chúng mình
Mở lòng cho nhau trong sáng bừng ngọn lửa
Từng có một thời, nhưng giờ đây không còn nữa
Đôi khi anh thức giấc trong đêm tối gọi tên em…
Lorelei
Con tàu của anh đã từng đi ngang qua em đấy
Mặc dù em từng hứa rằng sẽ chỉ đường anh
Và em đã chỉ cho anh lạc lối
Em đã từng là người yêu dấu của anh
Thế mà hóa ra anh đã dại dột vô cùng
Bởi vì anh vẫn tin mỗi lời em nói
Và bây giờ ngạc nhiên, vì sao anh tự hỏi
Lorelei
Bây giờ trên dòng sông có ánh sáng chiếu lên
Làm cho mắt anh mù, dù từ nơi xa lắm
Phát súng bắn vào tim nhưng anh dễ dàng cảm nhận
Rằng thật khó vô cùng mà tránh được bài hát của em
Ngày
xưa ở Roma có một người thầy thuốc tên là Valentine. Ông trở thành một linh
mục, mặc dù thời đó những người theo đạo Thiên Chúa còn bị truy đuổi. Valentine
không chỉ thường xuyên cầu nguyện cho các bệnh nhân của mình sức khỏe mà ông
còn bí mật làm lễ cưới cho các đôi uyên ương.
Một
hôm, có một người cai ngục gõ cửa nhà Valentine. Người này dắt theo một đứa con
gái mù. Người cai ngục nghe tin về tài chữa bệnh của Valentine nên cầu khẩn ông
chữa cho con gái của mình. Valentine biết rằng, bệnh của cô gái là không thể
chữa được, tuy nhiên ông vẫn hứa rằng sẽ làm hết sức mình để chữa cho cô gái.
Ông cho cô gái một ít thuốc mỡ để bôi lên mắt và dặn sẽ đến để ông xem lại sau
một thời gian.
Sau
đó mấy tuần, thị lực của cô gái vẫn không hề khá hơn. Tuy nhiên, người cai ngục
và cô con gái của ông vẫn tin thưởng ở thầy thuốc Valentine nên tiếp tục điều
trị.
Cũng
trong thời gian này Hoàng đế La Mã nghe tin về chuyện Valentine bí mật làm lễ
cưới cho các đôi uyên ương. Một hôm những người lính xông vào nhà ông, tịch thu
tất cả thuốc men và bắt giam ông.
Khi
người cai ngục, bố của cô gái mù nghe tin Valentine bị bắt thì cũng muốn giúp
nhưng ông cũng không biết phải làm gì. Valentine biết rằng chỉ một thời gian
ngắn nữa là ông phải chết. Ông nhờ người cai ngục cho ông xin bút, mực và giấy
viết để ông viết cho cô gái mù một bức thư vĩnh biệt. Khi người cai ngục trở về
nhà, cô con gái mù chạy ra đón ông. Cô gái mở bức thư, ở bên trong bức thư có
một bông hoa nghệ tây màu vàng. Cô gái đặt bông hoa vào lòng bàn tay mình, màu
sắc của bông hoa chiếu vào gương mặt cô gái. Và đã xảy ra một điều kỳ diệu: mắt
cô gái đã sáng trở lại.
Valentine
bị tử hình vào ngày 14 tháng 2. Ông được chôn cất ở Roma (theo một truyền
thuyết khác thì một phần tro cốt được chôn ở Terni, một phần ở nhà thờ Thánh
Antonia ở Madrid). Như một người tử vì đạo, bị hành quyết vì Đức tin, ông được
phong Thánh. Năm 496 Giáo hoàng Gêlasiô I lấy ngày 14 tháng 2 là ngày Thánh
Valentine, tức ngày của các tình nhân.
Thực
tế như thế nào, chúng ta không biết và sẽ không bao giờ biết được chính xác vì
truyền thuyết về Valentine có rất nhiều và rất khác nhau. Nhưng có một điều
chúng ta biết được: đó là Thánh Valentine quả là đã chết vì Tình yêu. Ông đã
sống bằng tình yêu, dù với một cuộc đời ngắn ngủi – tình yêu với Đức Chúa Trời,
tình yêu với một người con gái và tình yêu với con người nói chung, những người
mà ông đã giúp đỡ, như là một thầy thuốc, một linh mục hoặc đơn giản chỉ là một
con người sống bằng tất cả tấm lòng.